Chính trị Barbados

Tòa nhà quốc hội Barbados
Bài chi tiết: Chính trị Barbados

Barbados là một quốc gia độc lập kể từ ngày 30 tháng 11 năm 1966. Barbados là quốc gia có chế độ quân chủ lập hiếndân chủ nghị viện, theo mô hình Hệ thống Westminster của Anh. Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh, là người đứng đầu nhà nước được đại diện bởi một vị Toàn quyền hiện nay là Elliot Belgrave. Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ. Quốc hội Barbados có 30 ghế.

Chính phủ hiện nay của Barbados một chính phủ liên hiệp cầm quyền giữa hai đảng là Đảng Lao động Dân chủ cầm quyền và Đảng Lao động Barbados. Đến năm 2003, hai đảng này thay nhau cầm quyền với nhiệm kỳ 2 năm.[5] Cuộc bầu cử năm 2003 đã giúp cho đảng Lao động Barbados giàng chiến thắng và lên cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba.

Ông David Thompson, người được bầu làm Thủ tướng của Barbados vào năm 2008, qua đời vì ung thư tuyến tụy vào ngày 23 tháng 10 năm 2010. Ông đã trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Phó Thủ tướng Freundel Stewart, người đã tuyên thệ nhậm chức trong ngày ông mất.[6][7]

Luật pháp

Hiến pháp của Barbados được xem là luật tối cao của quốc gia.[8] Tổng chưởng lý là người đứng đầu ngành tư pháp độc lập. Trong lịch sử, pháp luật Barbados dựa hoàn toàn vào luật pháp của Anh với một số điều chỉnh cho sự thích ứng địa phương. Vào thời điểm độc lập, Quốc hội Anh không còn có khả năng thay đổi luật pháp địa phương theo quyết định riêng của mình. Pháp luật của Anh và quy chế pháp lý khác nhau trong luật pháp Anh tại thời điểm này, và các biện pháp khác trước khi được thông qua bởi quốc hội Barbados trở thành cơ sở của hệ thống pháp luật hiện tại của quốc gia.

Gần đây, luật pháp của Barbados có thể được định hình hoặc chịu ảnh hưởng của các tổ chức như Liên Hợp Quốc, Tổ chức các nước châu Mỹ, hoặc các diễn đàn quốc tế khác mà Barbados đã cam kết bắt buộc bởi hiệp ước. Ngoài ra, thông qua hợp tác quốc tế, các tổ chức khác có thể cung cấp cho Quốc hội Barbados về hình mẫu pháp luật để được điều chỉnh đáp ứng các hoàn cảnh địa phương trước khi đưa nó trở thành pháp luật pháp luật địa phương.

Bất kỳ một luật mới nào của Barbados cũng phải được thông qua bởi Quốc hội Barbados và được sự đồng ý của Toàn quyền và trở thành luật được chính thức ban hành.

Hệ thống tòa án

Hệ thống tòa án của Barbados được thực hiện thành:

  • Toà án sơ thẩm: Bao gồm tòa hình sự, dân sự trong nước, xét sử các vụ bạo lực gia đình, và các vấn đề vị thành niên.[9]
  • Toà án phúc thẩm: Xử lý các kháng cáo từ Tòa án Sơ thẩm.
  • Tòa án Tối cao được tạo thành từ Tòa án Sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. Tòa án tối cao bao gồm các bộ phận của pháp luật dân sự, hình sự, và gia đình.

Tòa án Tư pháp vùng Caribe (CCJ), (có trụ sở tại Port của Tây Ban Nha, Trinidad và Tobago), là tòa án cuối cùng (thẩm quyền cuối cùng) trong hệ thống Tòa án Barbados. Nó thay thế Ủy ban tư pháp của Hội đồng Cơ mật (JCPC) trụ sở tại Luân Đôn. CCJ có thể giải quyết vấn đề tranh chấp giao dịch với các đơn vị là Vùng Caribe (CARICOM) và Kinh tế (CSME).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Barbados http://foreign.gov.bb/pageselect.cfm?page=18 http://www.caribbean360.com/News/Caribbean/Stories... http://www.cnn.com/2010/WORLD/americas/10/23/barba... http://www.geohive.com/cntry/barbados.aspx http://clbthang10.net/showthread.php?t=48 http://www.caricomlaw.org/doc_dl.php?id=656 http://www.caricomstats.org/Files/Publications/NCR... http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2016/02/we... http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr_2015_s... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...